7 chiến lược giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

Khi nền kinh tế cải thiện và thị trường việc làm dần nóng lên, các công ty cỡ trung sẽ đặc biệt gặp khó khăn khi muốn giữ chân nhân viên hàng đầu của mình. Mất đi những nhân tài này không chỉ thiệt hại đến năng suất, mất đi lãnh đạo tiềm năng mà còn làm ảnh hưởng tới tinh thần của cả công ty. Tất cả những điều này chỉ góp phần giúp đối thủ có nhiều ưu thế đánh bại bạn hơn. Sau đây là 7 gợi ý để xây dựng chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả.

1. Tuyển đúng người
Những nhân viên thường được tuyển vào với cùng một đặc điểm: cam kết rõ ràng và lâu dài trong việc đóng góp khả năng tốt nhất của mình cho công ty. Hãy tìm những người bản chất năng động và quan tâm đến việc phát triển kỹ năng và nghề nghiệp của mình hơn là những cá nhân có động lực đơn thuần là tiền bạc hay chức vụ cao. Đưa ra các kỳ vọng rõ ràng khi tuyển dụng sẽ tránh trường hợp đôi bên cảm thấy thất vọng. Hiểu được văn hóa công ty và hòa nhập với nó là yếu tố vô cùng quan trọng ở một nhân viên tiềm năng.

2. Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc
Cả công ty và nhân viên đều sẽ có lợi từ hệ thống này khi biết được chính xác mình đang ở đâu trên thang kỳ vọng được đặt ra. Bằng cách giám sát và chia sẻ kết quả, nhà quản lý cũng dễ dàng nhận ra nhân viên nào đạt (hoặc không đạt) chỉ tiêu. Đánh giá hiệu quả cho công ty cơ hội để công nhận và tuyên dương các cá nhân xuất sắc, chìa khóa quan trọng để giữ chân nhân viên.

3. Theo dõi mức độ thay người của vị trí và sự hài lòng của nhân viên.
Việc theo dõi cho phép biết được vấn đề nằm ở đâu nhằm giải quyết chứng. Xây dựng những mẫu khảo sát sự hài lòng của nhân viên và tiến hành các hành động cụ thể để cải thiện chúng sẽ giảm tỷ lệ thay người. Những câu hỏi bạn sẽ cần trong bảng khảo sát này bao gồm: Nhân viên hài lòng ở mức nào với cách thức được quản lý? Họ cảm thấy thế nào với những thử thách mà công việc ở công ty đem lại, cũng như các cơ hội được huấn luyện, đào tạo nâng cao? nhân viên có hài lòng với mức lương thưởng và phúc lợi hiện tại không? Thu nhập thông tin này sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực giữ chân nhân viên giỏi của bạn.

4. Lãnh đạo giao tiếp tốt với nhân viên
Giao tiếp được đánh giá tốt khi lãnh đạo công ty và tập thể nhân viên được thẳng thắn cởi mở và trình bày suy nghĩ của mình. Đánh giá hiệu quả công việc bắt đầu với những yêu cầu chất lượng công việc rõ ràng và có thể đo lường được mà cả nhân viên và quản lý đều đồng ý. Hơn ai hết, nhà quản lý cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt hơn, đặc biệt là về sự tinh tế và nhạy cảm khi đưa ra lời nhận xét. Thông thường đa số nhân viên không bỏ đi vì công ty mà vì người quản lý của mình. Đào tạo những nhà quản lý giỏi giao tiếp là một trong những chiếc lược giữ người hiệu quả nhất.

5. Cho nhân viên cơ hội để phát triển sự nghiệp rõ ràng
Một con đường rõ ràng với những mục tiêu thăng tiến rõ ràng sẽ là động lực tốt nhất cho nhân viên gắn bó lâu lài với công ty. Đây cũng là là dịp để công ty thực hiện cam kết phát triển tiềm năng cho nhân viên, điều có lợi cho cả công ty và cá nhân. Nếu như nhân viên vẫn có khoảng cách trong kỹ năng hay kinh nghiệm so với mức kỳ vọng thì một kế hoạch phát triển sự nghiệp cụ thể (xây dựng bởi quản lý, nhân viên và bộ phận Nhân sự) sẽ giúp họ nhận ra công ty đang muốn thu hẹp khoảng cách này và chuẩn bị bước tiếp theo cho họ. Có như vậy, các nhân viên giỏi mới không cảm thấy bị mắc kẹt trong một vị trí không thể phát huy hết khả năng.

6. Tuyên dương và công nhận
Không nghi ngờ gì nữa! Chính sách tuyên dương và khen thưởng đối với những cá nhân có nỗ lực xuất sắc trong công việc là nguồn động viên lớn của nhân viên. Việc khen thưởng cho những tấm gương tốt là cách để tạo ra văn hóa doanh nghiệp, khiến cho mọi người đều muốn trở thành tấm gương giống như vậy. Thêm vào đó, quản lý nên tìm kiếm cơ hội để thể hiện lời khen một cách khéo léo và thường xuyên hơn, có thể là qua bữa trưa hay những lúc đứng trò chuyện ở quán cafe. Đây là khoảnh khắc nhân viên sẽ ghi nhớ: những người cảm thấy giá trị của mình được trân trọng sẽ đáp lại bằng sự trung thành của họ với công ty.

7. Đa dạng hóa phúc lợi và điều kiện làm việc theo nhân viên
Ý tưởng này có vẻ bất lợi và bất tiện ở mọi mặt nhưng hãy cố gắng đa dạng hóa phúc lợi theo cá nhân càng nhiều càng tốt. Việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức bởi vì như vậy công ty sẽ phải hiểu những nhu cầu đặc trưng của từng nhân viên hơn. Các cá nhân khác nhau muốn những thứ khác nhau. Vì vậy cung cấp 1 gói phúc lợi và điều kiện làm việc duy nhất cho tất cả ít nhiều gì cũng dẫn đến sự không hài lòng. Áp dụng giờ làm việc kinh hoạt hoặc nhiều gói phúc lợi khác nhau sẽ gia tăng hài lòng của nhân viên và củng cố lòng trung thành của họ.
Nếu bạn không muốn những nhân viên giỏi nhất của mình bỏ đi, bạn sẽ cần nghiêm túc xây dựng một chiến lược giữ người chủ động. Chiếc lược này phải đáp ứng được không những nhu cầu phát triển sự nghiệp cá nhân mà còn là nhu cầu được công nhận và cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Chiến lược giữ chân này là một sự đầu tư lớn nhưng nếu đứng ở góc nhìn lâu dài, đây thực ra là cách tiết kiệm chi phí cùng lúc giúp bạn tuyển thêm được nhiều nhân viên xuất sắc và gia tăng năng suất chung trong toàn công ty.

Nguồn: http://www.mcg-tg.com/kien-thuc/7-chien-luoc-giu-chan-nhan-tai-cho-doanh-nghiep/

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *