MCG và Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu/Frankfurt School hỗ trợ TPBank triển khai sản phẩm tín dụng xanh

Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Fund-GCPF) hướng tới mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính thông qua các dự án đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả (NLHQ) và năng lượng tái tạo (NLTT) – chủ yếu thông qua các tổ chức tài chính đủ điều kiện ở các nền kinh tế mới nổi khác nhau. Trong đó, các khoản đầu tư đã có đóng góp đáng kể cho quá trình tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. GCPF (www.gcpf.lu) dự kiến cắt giảm ít nhất 20% lượng phát thải khí nhà kính đối với các dự án được tài trợ về NLHQ/NLTT, tập trung vào các dự án quy mô vừa và nhỏ và phù hợp với khả năng hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ.

3

Theo đó, Ngân hàng Tiên Phong Việt Nam (TPBank) và GCPF đã đi đến thoả thuận hợp tác với cấu phần “Hỗ trợ kỹ thuật” là bước triển khai đầu tiên. Việc này sẽ giúp xác định và làm rõ tiềm năng thị trường mà TPBank có thể nắm bắt được, từ đó đưa ra chiến lược và hoạch định thị trường. TPBank tập trung vào các phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Dựa trên kết quả của Giai đoạn 1, TPBank sẽ đưa ra quyết định tiếp tục hợp tác với GCPF. Nếu thỏa thuận hợp tác được ký kết, chuyên gia tư vấn sẽ tập trung vào các hoạt động tăng cường năng lực và duy trì hoạt động cho vay phát triển xanh bền vững với các ngân hàng khác trong Giai đoạn 2. Công ty Tư vấn Quản lý MCG (MCG) được GCPF và Trường Quản lý & Tài chính Frankfurt (Frankfurt School) lựa chọn tham gia hỗ trợ nhóm chuyên gia của Frankfurt School thực hiện dự án với vị trí chuyên gia tài chính trong Giai đoạn 1 và 2 (2017 – 2019)

  • Giai đoạn 1: nhóm chuyên gia sẽ đánh giá nhu cầu vay vốn phát triển NLHQ/NLTT phù hợp với mục đích của GCPF trong các phân khúc khách hàng của TPBank. Từ đó, xác định nhu cầu xây dựng năng lực để phát triển một danh mục đầu tư cho vay phát triển xanh, bao gồm: (i) Thu thập tất cả thông tin liên quan đến phân công và đánh giá thị trường về nhu cầu tài trợ thương mại cho công nghệ NLHQ/NLTT, các động lực chính và các ràng buộc; (ii) Kiểm tra danh mục đầu tư của TPBank, khai thác và phát triển một nhánh khách hàng mới dựa trên nguồn khách sẵn có cho sản phẩm cho vay phát triển NLHQ/NLTT; (iii) Thảo luận với ngân hàng về các kết quả ban đầu; phỏng vấn các cấp lãnh đạo và cán bộ cao cấp của những đơn vị liên quan để hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến lược, năng lực nội bộ, nhận thức và kỳ vọng của TPBank trong việc triển khai tín dụng xanh.
  • Giai đoạn 2: Từ những cơ hội tín dụng xanh được xác định trong giai đoạn 1, nhóm chuyên gia sẽ hỗ trợ lên kế hoạch cho các hoạt động tín dụng xanh và triển khai thực hiện theo nhu cầu, năng lực của TPBank: (i) Phát triển một sản phẩm tín dụng xanh dựa trên kết quả của Giai đoạn 1; (ii) Xem xét xây dựng một “Danh sách trắng” hỗ trợ quá trình báo cáo; (iii) Xây dựng năng lực và triển khai đào tạo về marketing, bán hàng và đánh giá rủi ro cho nhân viên; (iv) Hỗ trợ các công việc khác trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Được thành lập vào năm 2008, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) sở hữu bởi các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore. Tính đến giữa năm 2016, TPBank đã đạt quy mô ngân hàng tầm trung với tổng tài sản đạt trên 83.200 tỷ đồng.

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *