Chia sẻ của MCG về kinh nghiệm xây dựng cơ chế lương-thưởng kích thích hiệu quả của doanh nghiệp

Luong thuong

Làm thế nào để phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn là một trong những đầu bài mà khách hàng tổ chức thường đặt ra cho MCG. Một sản phẩm tuyệt vời và nguồn nhân lực tài năng chắc chắn là những điều kiện chủ chốt. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, để doanh nghiệp có thể phát triển một cách hiệu quả và bền vững, doanh nghiệp nên khuyến khích mọi cá nhân trong tổ chức cùng chung tay chèo lái công ty tới thành công. Một trong các giải pháp mà MCG đưa ra cho các doanh nghiệp là xây dựng một cơ chế lương-thưởng để kết nối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với kết quả hoàn thành công việc của từng nhân viên. Giải pháp này đã được các khách hàng tổ chức của MCG quan tâm, ủng hộ và ghi nhận hiệu quả.

Phần lớn các doanh nghiệp mà MCG có cơ hội làm việc về hệ thống quản trị doanh nghiệp đã khá quen thuộc với cơ chế lương kinh doanh cho các bộ phận/cá nhân trực tiếp tạo ra doanh số cho doanh nghiệp (Front office). Trong khi đó các bộ phận hỗ trợ khác (Back office) chỉ được nhận lương cứng. Cơ chế lương-thưởng mà MCG đã xây dựng hướng tới mục tiêu là mỗi thành viên của doanh nghiệp (tất cả mọi người, từ R&D đến marketing, từ tài chính đến chăm sóc khách hàng, từ nhân viên bán hàng đến nhân viên hành chính,…) đều được hưởng những đãi ngộ hàng tháng phù hợp với kết quả hoàn thành công việc của cá nhân.

Hãy cùng xem xét những ưu điểm lớn nhất của phương án này:

  1. Mọi nhân viên đều được khuyến khích giúp đỡ doanh nghiệp tập trung tạo ra doanh thu. Nó thu hẹp khoảng cách vốn có giữa các phòng ban bằng cách đảm bảo tất cả mọi người cùng có một mục tiêu chung là doanh thu, lợi nhuận và tiết kiệm, thay vì mục tiêu riêng của từng bộ phận.
  2. Nó khuyến khích sự minh bạch về tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Qua bản báo cáo KPIs hàng tháng, các bộ phận và từng cá nhân sẽ thấy được vai trò của bản thân trong việc hoàn thành mục tiêu của bộ phận và mục tiêu chung của toàn công ty. Nếu khối Front office có KPIs về chỉ tiêu doanh số thì KPIs của khối Back office là không có sai lỗi. Các chỉ tiêu khi đó cần có các yếu tố định lượng và có căn cứ thay vì đánh giá rất chủ quan của cấp trên về thái độ làm việc của nhân viên.
  3. Nó khuyến khích nhân viên ý thức được trách nhiệm của mình trong một hệ thống. Giải pháp này đặc biệt hiệu quả với value chain hoặc mô hình dự án khi mà sản phẩm của bộ phận này là đầu vào của của bộ phận khác. Sản phẩm cuối cùng chính là thành quả chung của một tập thể.

 

Qua nhiều dự án làm việc với khách hàng tổ chức về hệ thống quản trị doanh nghiệp, MCG cũng rút ra được kinh nghiệm là để giải pháp lương-thưởng này thực sự đem lại hiệu quả và những lợi ích nói trên, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng một bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc KPIs từ cấp công ty đến cấp cá nhân để thấy rõ được vai trò của từng nhân viên trong việc thúc đẩy một doanh nghiệp phát triển lớn hơn, mạnh hơn và bền vững hơn.

Nguyễn Hương Giang – Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp

MCG Management Consulting

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *