Để doanh nghiệp phát triển và thành công trong việc cạnh tranh đối với các đối thủ khác trên thị trường, yếu tố quyết định hàng đầu không chỉ là sản phẩm, dịch vụ hay chiến lược tốt mà hơn hết đó là đội ngũ nhân viên gắn kết, trung thành với mục tiêu của doanh nghiệp.
Có một thực tế cho thấy rằng, khi có được đội ngũ nhân viên gắn kết, các công việc cần triển khai sẽ hiệu quả hơn gấp bội. Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc gắn kết đội ngũ nhân viên đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc làm thế nào để gắn kết đội ngũ nhân sự, hãy cùng Học viện Phát triển Nguồn nhân lực MCG “khám phá” 3 ý tưởng “cực hay” để gắn kết đội ngũ nhân viên hiệu quả nhé.
- Người quản lý hãy trở thành những người hướng dẫn
Sẽ chẳng có bất kỳ đội ngũ nhân viên nào có thể “gắn kết” nếu có một nhà quản lý độc tài. Bởi, một nhà quản lý độc tài sẽ không biết cách lắng nghe và tôn trọng những ý kiến, nguyện vọng của cấp dưới. Điều này sẽ tạo ra những bức xúc và phản kháng trong đội ngũ nhân viên và dần dần doanh nghiệp sẽ mất đi những nhân viên “ưu tú” và nhiệt huyết nhất.
Vì vậy, để gắn kết đội ngũ nhân viên, thay vì trở thành một nhà quản lý độc đoán, hãy học cách trở thành một người hướng dẫn, đóng vai trò bản lề để gắn kết đội ngũ vì sự phát triển của tổ chức.
- Tạo ra văn hóa “nhìn nhận” trong doanh nghiệp
Có thể hiểu văn hóa “nhìn nhận” – tức là đánh giá, nhìn nhận chính xác năng lực và kết quả công việc của nhân viên. Khi áp dụng được điều này, nhân viên cấp dưới sẽ được nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực. Từ đó, họ mới cảm thấy mình được tôn trọng và ghi nhận, tạo động lực tối đa để họ phát huy khả năng, tâm huyết dành cho công việc. Do đó, đứng ở vai trò là một người quản lý bạn nên lan tỏa điều này tới toàn bộ đội ngũ. Bởi, chỉ khi tạo ra được văn hóa “nhìn nhận”,bạn mới có thể gắn kết được đội ngũ.
Hãy thực hiện điều này thật thường xuyên bởi đây sẽ là động lực để nhân viên hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao hơn.
- Để nhân viên tự chủ động trong công việc
Đứng ở vai trò của một nhà quản lý, bạn đừng nên biến mình trở thành một nhà quản lý ôm tất cả công việc do không tin tưởng nhân viên hay một người “lắm điều” khi giao việc mà luôn săm soi và kiểm soát quá nhiều. Hãy để cấp dưới tự chủ trong công việc của mình. Việc trao quyền sẽ thúc đẩy tạo nên một môi trường làm việc dựa trên nền tảng của sự tin tưởng, từ đó tạo điều kiện cho các ý tưởng thăng hoa và khiến nhân viên của bạn có trách nhiệm cao hơn với công việc của mình.