3 tuyệt chiêu bồi đắp lòng trung thành của nhân viên

Với bối cảnh nhân viên “nhảy việc” liên tục như hiện nay, thì nhắc tới câu chuyện bồi đắp lòng trung thành của nhân viên có phải quá xa xỉ không? Không hẳn, bởi nhà quản trị nguồn nhân lực tài ba luôn biết cách tạo dựng lòng trung thành, tinh thần gắn bó ở nhân viên.

Không ai hay chiến thuật nào có thể ép buộc lòng trung thành, tất nhiên, có rất nhiều điều nhỏ nhặt bạn có thể (và nên) làm để xây dựng một mối quan hệ gắn bó và hiệu quả với nhân viên của mình. Công ty Tư vấn Quản lý MCG xin giới thiệu tới bạn đọc 3 tuyệt chiêu bồi đắp lòng trung thành của nhân viên.

  1. Quan tâm nhân viên thường xuyên

Là một nhà quản lý, bạn cần phải thúc đẩy nhân viên thường xuyên để họ làm việc hiệu quả. Nhưng, lần cuối cùng bạn hỏi nhân viên của mình về cảm nhận của họ về công việc là khi nào? Hãy thử hỏi những câu hỏi đơn giản như:

  • Bạn có thấy mình thích hợp với công việc hiện tại không?
  • Điều gì khiến bạn hài lòng nhất về công việc?
  • Bạn thích học cái gì?
  • Bạn mong muốn điều gì ở công việc?

Mary Ann Masarech – Giám đốc Nghiên cứu và Marketing tại Công ty tư vấn quản lý BlessWhite cho rằng, việc kết hợp các câu hỏi với nhiều người khác nhau sẽ cho kết quả bất ngờ, giúp bạn và cả đội của bạn nhìn nhận lại mọi việc theo chiều hướng tích cực hơn.

customer-loyalty

  1. Tạo ra những công việc tuyệt vời

Công việc tuyệt vời là gì? Mỗi cá nhân có một kì vọng khác nhau về công việc của mình. Nhưng năm vừa qua, 600 nhà điều hành cấp cao và chuyên gia quản trị nguồn nhân lực đã tiến hành khảo sát cho Bản báo cáo công việc tốt của Tổ chức việc làm. Kết quả cho thấy có một vài yếu tố phổ biến thể hiện sự hài lòng về công việc:

  • Mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp
  • Mức độ chủ động và kiểm soát của nhân viên, nhân viên làm việc mà không bị giám sát.
  • Chính sách công bằng giữa những nỗ lực mà nhân viên bỏ ra với phần thưởng mà họ nhận được

Nhân viên luôn mong muốn có một công việc phù hợp với khả năng và sở thích của họ. Khi họ nỗ lực và thành công, nhà lãnh đạo nên đưa ra một mức “đền bù” hợp lý – không chỉ phần thưởng về tiền bạc, mà còn là sự ghi nhận xứng đáng.

Vì vậy, hãy nắm chắc mong muốn của từng nhân viên đối với công việc và chắc chắn rằng họ có cách để đạt được điều đó. Nhà quản trị tài ba sẽ dành chút thời gian trong bảng đánh giá hàng năm để xác lập lại mục tiêu. Nhân viên có thể/ muốn làm gì nhiều hơn? Điều gì khiến công việc của họ thú vị hơn?

  1. Nghệ thuật phê bình nhân viên

Nhiều nhà lãnh đạo khi đưa ra phê bình đều dựa trên một quy luật vàng: Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử! Nhưng hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp cao cấp thường chọn lựa những lời lẽ thẳng thắn và đi ngay vào vấn đề mà không nghĩ rằng đã phê phán các nhân viên quá nặng nề, khiến họ thu mình lại và nghĩ tới việc tìm kiếm chỗ làm khác.

Vì vậy, hãy căn cứ vào bản tính của từng cá nhân và vị trí của cấp dưới để lựa chọn cách phê bình, thu phục nhân tâm. Để mọi thông điệp gửi đi đều giúp người nghe có thể tiếp thu và lĩnh hội, bạn cần chắc chắn rằng chúng đều được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:

– Tin tốt cần được công bố rộng rãi, tin xấu cần được nói riêng với từng cá nhân có liên quan.

– Thực hiện theo cách mặt đối mặt. Bạn có thể thấy được những phản ứng của nhân viên trước lời nhận xét của mình. Nếu không thể gặp mặt thì nói chuyện qua điện thoại vẫn đáng được ưu tiên hơn là dùng email hay tin nhắn.

– Thường xuyên dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi phê bình. Khi đó, bạn đã đặt mình vào vị trí của nhân viên và sẽ đưa ra những lời lẽ sửa sai nhẹ nhàng, ví dụ “Tôi đã không làm như thế” thay cho “Anh đã làm thế là sai”. Đừng quên để người nghe được tự do giải thích về những gì đã xảy ra và bạn cùng nhân viên chủ động tìm ra giải pháp.

– Thận trọng với các lời lẽ cụ thể. Nếu lúc khen ngợi đã cần thận trọng trong những lời lẽ cụ thể thì trong lúc phê bình, điều ấy càng phải thận trọng hơn. Hãy nhớ rằng bạn luôn có nghĩa vụ tạo động lực và cơ hội cho nhân viên làm việc tốt hơn.

– Khẳng định lại những gì cần đạt được. Hãy chắc chắn rằng cả bạn và nhân viên đều đã thấu hiểu vấn đề và sẵn sàng cùng nhau tiến lên.

Bài viết có tham khảo tài liệu từ Careerlink

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *