Tạo động lực cho nhân viên chỉ bằng lời nói

– Việc thuộc về một nhóm, cùng hướng tới một mục tiêu chung và phối hợp làm việc có thể tác động sâu sắc đến hiệu quả làm việc của nhân viên, hơn là làm việc độc lập. Chỉ bằng một thông điệp về sự liên kết này, các nhà quản lý có thể tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên trong công việc –

Ha1Bản chất con người mang tính hòa nhập xã hội sâu sắc, luôn có xu hướng kết nối và hoạt động cùng nhau. Nói chính xác hơn là, loài người đã bị diệt vong và chẳng thể tồn tại nếu không có bản năng sống và hoạt động bày đàn, vì con người thực chất không đủ mạnh mẽ và uy quyền.

Tầm quan trọng của việc hòa nhập cộng đồng đã được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Cuốn sách “Xã hội và sự kết nối trong não bộ con người” của nhà thần kinh học Matthew Lieberman là một ví dụ. Anh có nói về việc não bộ con người hài hòa với các mối quan hệ với những người xung quanh; và tùy vào độ tốt hay xấu của mối quan hệ đó, con người sẽ cảm nhận được sự vui vẻ hoặc tổn thương tương ứng về thể chất. Ví dụ như khi ta bị thất tình, bộ não sẽ có tín hiệu “tổn thương” tương tự như cảm giác đau khi vừa bị đánh vừa đầu, đến mức mà một viên Aspirin cũng có thể sẽ làm cho việc bị thất tình trở nên dễ chịu hơn.

Theo nghiên cứu của David Rock – CEO của Viện NeuroLeadership, sự liên hệ giữa con người với con người là một trong năm yếu tố căn bản tạo nên những phản hồi tích cực hay tiêu cực về mặt tinh thần đối với việc hòa nhập xã hội (bốn yếu tố còn lại là: địa vị xã hội, sự chắc chắn, sự tự chủ, và công bằng). Nghiên cứu của Rock cho thấy hiệu quả làm việc và sự gắn bó của nhân viên đối với công ty sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt với những nhân viên gặp khó khăn hay thất bại trong việc kết nối và gây dựng quan hệ với những người xung quanh.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng cảm giác làm việc đồng đội mang lại động lực lớn cho nhân viên, cụ thể là động lực nội sinh – xuất phát từ sự thích thú, hứng khởi và gắn bó với công việc, và đem lại hiệu quả làm việc xuất sắc cho công ty.

Ha2Về mặt lý thuyết, môi trường làm việc hiện đại ngày nay sẽ ngập tràn sự kết nối giữa người với người. Đa số hoạt động thành nhóm, và các nhóm đó chính là nơi gắn kết con người với nhau. Nhưng nghịch lý thay, rất ít người trong chúng ta thực sự làm việc cùng nhau, dù cho nhóm có mục tiêu chung, có những buổi họp mặt trao đổi công việc, và có sự đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm. Lấy bản thân tôi là một ví dụ: Tất cả các nghiên cứu của tôi được thực hiện kết hợp với một nhóm các nhà nghiên cứu khác, các sách báo của tôi cũng có các đồng tác giả. Tôi thường gặp các thành viên khác để thảo luận ý tưởng và lên kế hoạch, nhưng chưa bao giờ cùng họ ngồi phân tích dữ liệu, hay cùng làm các thử nghiệm phục vụ cho nghiên cứu. Các vị đồng tác giả của các cuốn sách, báo kia cũng chưa bao giờ ngồi viết với tôi trong cùng một căn phòng. Con người thời tiền sử kết hợp lại để hạ gục một con voi ma mút, trong khi con người ở thế giới hiện đại làm hầu hết các công việc một mình, dù các mục tiêu và dự án được tổ chức theo nhóm. Nói chung, điều kỳ lạ và điên rồ về làm việc nhóm là: Đó là nguồn kết nối tiềm năng ở nơi làm việc, đồng thời cũng là một trong những việc đơn độc nhất mà ta phải làm.

Ha3

Việc khiến cho nhân viên nhận thức việc hoạt động và thuộc về một nhóm là rất quan trọng để tạo động lực làm việc, kể cả khi thực chất không phải như vậy. Theo nghiên cứu mới nhất đăng trên Tạp chí Tâm lý học thực nghiệm của Priyanka Carr và Greg Walton từ Đại học Stanford, các nhà quản lý có thể tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên chỉ với một thông điệp: “làm cùng nhau”.

Trong nghiên cứu của Carr và Walton, những người tham gia nghiên cứu này lần đầu tiên gặp gỡ theo các nhóm nhỏ, và sau đó được tách ra để giải những câu đố khó một cách độc lập. Nhóm người “tâm lý nhóm” được hướng dẫn là họ sẽ giải đố “cùng nhau” mặc dù ngồi ở từng phòng riêng biệt (họ sẽ viết và để lại gợi ý cho nhau). Đối với nhóm “tâm lý độc lập”, yếu tố “cùng nhau làm” không hề được nhắc đến. Trên thực tế, họ đều làm việc độc lập, và những gợi ý họ nhận được là từ chính đội nghiên cứu. Điều khác biệt duy nhất giữa hai nhóm này đó là hiệu ứng của việc họ có nhận thức họ đang “cùng nhau làm” hay không.

Chỉ cần một tác động nhỏ cũng mang lại những ảnh hưởng sâu sắc. Kết quả là nhóm người “tâm lý nhóm” làm việc lâu hơn 48%, giải chính xác nhiều câu đố hơn, và có thể ghi nhớ nhiều hơn những gì họ đã làm. Đồng thời, nhóm này ít có phản hồi về sự mệt mỏi khi giải các câu đố. Việc giải đố trở nên thú vị hơn khi được cùng làm với người khác, và họ nhận thấy có động lực nội sinh thôi thúc để có thể dành nhiều thời gian hơn cho các câu đố (khác với động lực ngoại sinh, là cảm giác phải có bổn phận, trách nhiệm với nhóm).

Yếu tố “làm cùng nhau” có một sức tác động mạnh mẽ đến não bộ con người. Nó đem lại một thông điệp về việc kết nối giữa con người với con người, về việc cá thể thuộc về một nhóm mà tại đó ta có những người cộng sự có thể tin tưởng làm việc, phối hợp cùng nhau, và cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Ha4Giám đốc điều hành và các nhà quản lý sáng suốt sẽ tận dụng thông điệp này với với tần suất cao hơn. Mà tốt hơn hết, ta không nên để bất cứ cuộc trò chuyện nào trôi qua mà nhắc đến yếu tố “làm cùng nhau”. Hãy để sự kết nối này là một lời nhắc nhở liên tục cho nhân viên, để họ nhớ rằng họ không đơn độc, đồng thời tạo động lực cho họ làm việc một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: HBR.org – Biên dịch: Lê Ngọc Hà

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *