(tiếp theo Phần 1)
3. Bộ máy tác nghiệp của doanh nghiệp của bạn hoàn chỉnh chưa?
Nếu ví cơ cấu tổ chức của 1 doanh nghiệp như cơ thể của con người, thì Ban điều hành tượng trưng cho Khối óc – quyết định đường đi, nước bước, còn đi xa được đến đâu là do bộ phận kinh doanh – tượng trưng cho đôi chân quyết định. Trên đường đi chắc chắn sẽ có lúc gặp những khó khăn, vướng mắc thì phải có khối hỗ trợ – đôi tay để giúp đỡ, gạt bỏ những vật cản để giúp cả tổ chức đi nhanh hơn. Chỉ cần thiếu đi một cái chân hay một cái tay thì các mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đề ra cũng khó mà đạt được dù bạn có khối óc thông minh đến đâu, có đôi chân hay đôi tay khỏe đến đâu.
Có thực sự cần thiết phải mời tư vấn quản trị đến làm việc không nếu doanh nghiệp của bạn đã có sẵn một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh vững mạnh?
4. Doanh nghiệp của bạn đã có hệ thống quy trình nghiệp vụ chuẩn chưa?
Doanh nghiệp đã có hệ thống quy trình công việc mà trong đó chỉ rõ ai tham gia, ai đề xuất, xét duyệt thế nào, thời gian xét duyệt bao lâu, có lưu đồ dễ nhìn, mô tả dễ hiểu không?. Mọi công việc phát sinh đều thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy trình không?
Nếu câu trả là CÓ thì sẽ mất thời gian của bạn và tư vấn quản trị doanh nghiệp nếu mời họ đến đến bàn bạc.
5. Doanh nghiệp của bạn đã có được chiến lược với các mục tiêu SMART chưa? Có gắn kết KPIs vào các mục tiêu chiến lược không?
Một trong những vấn đề sống còn của các doanh nghiệp là tìm được chiến lược phù hợp với khả năng doanh nghiệp mình, cụ thể nó thành các mục tiêu S.M.A.R.T (S- specific: cụ thể, dễ hiểu; M – mesuarable: đo lường được; A- achivable: vừa sức; R- Realistics: thực tế; T- timebound: có thời hạn cụ thể), đồng thời truyền thông các mục tiêu chiến lược đó đến toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty để họ biết và cùng chung sức với bạn hoàn thiện các mục tiêu chiến lược đó.
Tất nhiên với mỗi bộ phận khác nhau, mỗi vị trí khác nhau sẽ có những mục tiêu, chiến lược khác nhau. Bạn không thể bắt thủ môn của đội bóng ghi được nhiều bàn thắng như tiền đạo được. Trong xu hướng quản trị doanh nghiệp hiện đại, mô hình quản trị chiến lược BSC-KPI được được áp dụng khá phổ biến.
Để đánh giá chiến lược của một doanh nghiệp, chúng ta không thể chỉ nhìn ở khía cạnh tài chính để đánh giá. Điều đó không khác nào bạn đánh giá một cô gái chỉ ở số đo 3 vòng của cô ta. Tất nhiên vẻ đẹp của một cô gái được thể hiện rõ nhất qua số đo 3 vòng, tuy nhiên để đạt được vẻ đẹp hoàn mỹ, cô gái đó cần phải có vẻ đẹp về tâm hồn, về đạo đức, lối sống, ta gọi đó là vẻ đẹp của chân-thiện-mỹ. Các doanh nghiệp cũng vậy, để đánh giá một doanh nghiệp, ngoài sức mạnh tài chính ra, ta cũng phải nhìn nhận doanh nghiệp ở các khía cạnh về khách hàng; quy trình nội bộ, và học hỏi phát triển.
Sự ra đời của BSC (Balanced scorecard – thẻ điểm cân bằng) là để giải quyết những khúc mắc trên. Hệ thống BSC sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành 4 khía cạnh :tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, và học hỏi&phát triển. Một doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển là phải phát triển về mặt tài chính, mở rộng mạng lưới khách hàng, hệ thống quy trình nội bộ chặt chẽ, logic, và các cán bộ nhân viên trong công ty có cơ hội được học hỏi, được thăng tiến với lộ trình công danh rõ ràng cụ thể.
Tại sao lại là BSC-KPIs?
Ta có thể lấy hình ảnh bát cơm và đôi đũa để hình dung về sự cần thiết lẫn nhau của mô hình BSC-KPIs
Nếu coi BSC là bát cơm chứa đầy những món ăn – tượng trưng cho các mục tiêu của doanh nghiệp, thì làm thế nào chúng ta có thể gắp được những món ăn đó. KPIs được sinh ra là 1 công cụ để hỗ trợ chúng ta như chức năng của đôi đũa dùng để gắp những món ăn tươi ngon đó.
KPIs (Key Perfomance Indicators – các chỉ số trọng yếu đánh giá hiệu quả công việc) là công cụ hỗ trợ (đôi đũa) mà ở đó ta xây dựng những trọng số (chỉ số chủ yếu) có thể đo đếm được dễ dàng hiệu quả làm việc của Cán bộ nhân viên khi thực hiện các mục tiêu chiến lược trên.
Nói đơn giản hơn, nếu BSC là các mục tiêu đề ra, thì KPI là công cụ giúp chúng ta đánh giá được nhân viên thực hiện mục tiêu chiến lược đến đâu.
Nếu quả thực doanh nghiệp của bạn đã có mô hình BSC-KPIs hiệu quả thì bạn đang ném tiền qua cửa sổ nếu thuê tư vấn quản trị đến giúp đỡ.
6. Doanh nghiệp của bạn đã trả lương cho nhân viên công bằng hay chưa? Thấp/Cao hơn so với thị trường hay không?
Doanh nghiệp của bạn đã cụ thể mục tiêu chiến lược, đã có các chỉ sổ KPIs để đánh giá thực hiện các mục tiêu chiến lược đó. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để thúc đẩy các nhân viên cố gắng hoàn thành mục tiêu đó, nếu ai không hoàn thành hay cố tình không muốn hoàn thành những mục tiêu đó thì cách nào để xử lý?
Các nhà quản trị học nổi tiếng đã cho chúng ta một giải pháp hiện nay được rất nhiều tập đoàn, tổ chức trên thế giới đang áp dụng là “phương pháp trả lương 3P”
- Position: Trả lương theo giá trị công việc thông qua đánh giá vị trí công việc
- Person: trả lương theo khả năng/ năng lực cá nhân
- Performance: trả lương theo hiệu quả công việc
Ưu điểm của phương pháp này là giúp doanh nghiệp của bạn đảm bảo được:
- Công bằng nội bộ – giải thích cho CBNV biết vì sao vị trí khác nhau thì lương khác nhau
- Công bằng bên ngoài – xác định được thị trường đang trả lương cho từng vị trí, công việc theo quy mô của doanh nghiệp
- Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp – khuyến khích CBNV quan tâm đến kết quả thực hiện cuối cùng. Vì 2 người ở cùng vị trí tương đương nhưng ai có hiệu quả làm việc cao hơn thì người đó sẽ phải được nhận lương cao hơn.
Hình ảnh cây gậy và củ cà rốt có thể minh hoạ khá rõ nét về mối quan hệ biện chứng giữa mô hình BSC-KPIs và phương pháp tính lương 3P này:
Doanh nghiệp cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các chỉ tiêu cụ thể để CBNV hoàn thành, nếu hoàn thành sẽ được hưởng thành quả – BSC-KPIs (củ cà rốt); bên cạnh đó dùng các chế tài để thúc đầy CBNV hoàn thành kế hoạch đặt ra – lương 3P (cây gậy).
Mọi mục tiêu với các chỉ số đo lường đặt ra nếu như không gắn chặt với thu nhập sẽ trở thành mục tiêu trên giấy, và doanh nghiệp của bạn khó có thể hoàn thành chiến lược đề ra nếu tất cả cùng “đắp chăn hô khẩu hiệu”.
Bạn đang lãng phí thời gian đọc đến đây nếu doanh nghiệp của bạn đã có sẵn hệ thống lương 3P hoàn chỉnh, đáp ứng được các tiêu chí công bằng nội bộ, bên ngoài và thúc đẩy nhân viên hoàn thành kế hoạch.
KẾT
Rõ ràng doanh nghiệp của bạn KHÔNG cần đến tư vấn quản trị nếu như doanh nghiệp của bạn đã có đầy đủ:
- Hệ thống mô tả công việc;
- Bộ máy điều hành, tác nghiệp;
- Hệ thống quy trình nghiệp vụ;
- Ma trận RACI “thần thánh”;
- Mô hình BSC-KPIs với các mục tiêu SMART;
- Hệ thống lương 3P hiệu quả.
Còn nếu doanh nghiệp của bạn thiếu bất kỳ cái gạch đầu dòng nào trong những cái được liệt kê ở trên, Công ty tư vấn MCG chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe – luôn luôn chia sẻ.
Nguyễn Việt Thanh