Khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hài lòng và gắn bó của nhân viên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp biết chính xác hiệu quả hoạt động, lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, thấu hiểu nhu cầu của họ để có những điều chỉnh chính sách phù hợp, cải thiện môi trường làm việc, tạo sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với Công ty.
Lợi ích của khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên
Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, người lao động rời bỏ công ty khiến các doanh nghiệp rất đau đầu trong việc tuyển chọn nguồn lực từ bên ngoài. Việc tuyển dụng nhân sự phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn. Một hướng mới mà các doanh nghiệp đang ưu tiên lựa chọn đó là tạo môi trường làm việc tốt, giữ chân nhân viên, phát triển nhân tài nội bộ, chủ động nguồn lao động. Khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hài lòng và gắn bó của nhân viên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp biết chính xác hiệu quả hoạt động, lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, thấu hiểu nhu cầu của họ để có những điều chỉnh chính sách phù hợp, cải thiện môi trường làm việc, tạo sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với Công ty.
Khi nào doanh nghiệp nên tổ chức khảo sát
Doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên khi:
– Lãnh đạo doanh nghiệp không có được một sự phản hồi khách quan của chính người trong cuộc là CBNV Công ty về các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để làm cơ sở lập các kế hoạch điều chỉnh, cải tiến.
– Lãnh đạo doanh nghiệp không có được cái nhìn một cách hệ thống và đa chiều về động lực làm việc và mức độ cam kết của đội ngũ nhân viên.
– Doanh nghiệp thiếu một kênh giao tiếp để CBNV thể hiện những quan điểm, mong muốn của mình về môi trường làm việc.
Mô hình áp dụng để Khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hài lòng và gắn bó của nhân viên
Mô hình khảo sát mức độ hài lòng và gắn bó của nhân viên được áp dụng phổ biến hiện nay là mô hình 3S + 7S.
3S: Mô hình 3S của Aon Hewitt
– Say: Nói về công ty
– Stay: Gắn bó với tổ chức
– Strive: Nỗ lực vì tổ chức
7S: Mô hình 7S của McKinsey về 7 yếu tố của tổ chức hiệu quả và gắn kết:
– Strategy: Chiến lược/Tầm nhìn/Sứ mệnh của Công ty
– Structure: Cơ cấu tổ chức / các tầng quản lý
– Systems: Cách thức hoạt động, các quy trình hoạt động, luồng thông tin
– Skills: Các kỹ năng của tổ chức và nhân viên
– Staff: Đội ngũ nhân viên / Năng lực của nhân viên
– Style: Phong cách lãnh đạo và phong cách quản lý
– Shared Value: Văn hóa doanh nghiệp / Các giá trị chung được chia sẻ