Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là một trong những tổ chức tài chính phát triển đang nỗ lực hoạt động vì sự phát triển bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển. Tại Việt Nam, IFC từ lâu đã trở thành một trong những tổ chức phát triển quốc tế hoạt động tích cực nhất góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các dự án tài trợ phát triển, huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài trợ quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp và Chính phủ.

[toggle_box]

[toggle_item title=”Thực thi Quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, IFC (2013-2015)” active=”False”]Chương trình Phát triển công trình xanh của IFC được triển khai nhằm mục đích phát triển khu vực công trình xanh trong giai đoạn mới hình thành, thông qua công tác triển khai và đẩy mạnh Quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (BEEC) trong bước tiến huy động đầu tư vào khu vực tư nhân ở các dự án liên quan tới sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời, góp phần giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và nâng cao hiệu quả năng lượng trong việc xây dựng các công trình mới tại Việt Nam. MCG được IFC lựa chọn để tiến hành kết hợp các quy chuẩn quốc tế trong quá trình tái cơ cấu tổ chức cho chính quyền địa phương tại 3 thành phố được lựa chọn (Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh) , đồng thời cung cấp các khóa đào tạo về BEEC cho các quan chức chính phủ. Trong dự án này, nhiệm vụ chính của MCG bao gồm:
(i) Sơ đồ hoá quy trình cấp phép xây dựng hiện tại cho các công trình có diện tích từ 2.500 m2 trở lên; (ii) Phát hiện các quy trình không phù hợp, kém hiệu quả hoặc không đáp ứng được các quy chuẩn quốc tế và đề xuất kiến nghị cải thiện;
(iii) Xây dựng giải pháp chi tiết cho chính quyền cấp tỉnh để tiến hành thẩm định giấy phép xây dựng phù hợp với BEEC thông qua việc chuẩn hoá các giấy phép và thủ tục liên quan;
(iv) Tiến hành khảo sát thực địa tại các vùng được chỉ định; (v) Xây dựng quy trình thẩm định chuẩn để áp dụng rộng rãi cho các tỉnh/ thành khác và phát triển bộ công cụ chuẩn hóa áp dụng rộng rãi toàn quốc; và (vi) Tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu.[/toggle_item]

[toggle_item title=”Dự án Phân tích Giới trong Chuỗi giá trị, IFC (2014)” active=”False”]”Phân tích chuỗi giá trị về giới” là một phần của Chương trình Tài chính nông thôn Việt Nam và Hành động giới (GAP) của IFC, với mục tiêu nâng cao hiểu biết về vai trò giới trong sản xuất cà phê và lúa gạo, ảnh hưởng của vấn đề giới tới sản xuất nông nghiệp và những khó khăn phụ nữ đang gặp phải. Đồng thời, góp phần giúp IFC phát triển các hoạt động liên kết để nâng cao nhận thức về giới trong khuôn khổ lồng ghép giới vào các hoạt động khuyến nông trong sản xuất cà phê và lúa gạo nhằm cải thiện năng suất và tạo cơ hội phát triển kinh tế cho phụ nữ. MCG được lựa chọn tiến hành Phân tích giới cho chuỗi cà phê và lúa gạo tại Đồng Tháp, Đak Lak, và Lâm Đồng với nhiệm vụ
(i) Xây dựng công cụ nghiên cứu, bao gồm hướng dẫn thảo luận nhóm (FGD), hướng dẫn phỏng vấn, vv;
(ii) Phân tích vấn đề giới và phát triển các kế hoạch hành động giới và chiến dịch bình đẳng giới để đưa vào dự án nhằm tối ưu hóa hiệu quả lao động và tác động phát triển;
(iii) Đề xuất khuyến nghị cụ thể cho việc lồng ghép giới và các hoạt động cụ thể hóa vấn đề giới trong khu vực thực hiện dự án;
(iv) Xác định nhu cầu và khoảng cách trong nhận thức giới, đồng thời, tổ chức tập huấn cho các chuyên gia đào tạo về giới và các chủ đề khác, ví dụ như chuẩn bị tài liệu liên quan và hội thảo về bình đẳng giới với sự tham gia của cả vợ và chồng;
(v) Hỗ trợ phát triển các sản phẩm tài chính có xét đến bình đẳng giới và đào tạo nhân viên ngân hàng trong thiết kế, tuyên truyền và đưa vào sử dụng các sản phẩm này; và
(vi) Đề xuất chiến dịch lồng ghép giới hướng dẫn thực hiện dự án, phát hiện các nhu cầu và vai trò của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng, cũng như liên kết vào thiết kế của chương trình. Trong đó, chiến dịch bao gồm khuôn khổ giám sát và đánh giá với các tiêu chuẩn kèm theo.[/toggle_item]
[toggle_item title=”Dự án Cải cách Chính sách liên quan đến Doanh nghiệp tại CHDC Lào (2013-2015)” active=”False”]Tại Lào, Dự án Cải cách Chính sách Doanh nghiệp của IFC được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ Cải cách chính sách, được thành lập bởi Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, hướng tới cải thiện môi trường pháp lý cho doanh nghiệp mới thành lập và đang hoạt động trên địa bàn cả nước. MCG được IFC lựa chọn hỗ trợ Cải cách chính sách của Lào trong một số lĩnh vực pháp lý có liên quan, bao gồm đăng ký giấy phép xây dựng, đăng ký tài sản và giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp nói chung và khu vực doanh nghiệp cụ thể nói riêng. Trong dự án này, Đội ngũ tư vấn của MCG đã tiến hành:
(i) Đánh giá tổng thể cơ chế quản lý doanh nghiệp Lào, bao gồm toàn bộ chu kỳ kinh doanh từ đăng ký đến khi chấm dứt kinh doanh, cho toàn ngành công nghiệp nói chung và doanh nghiệp cụ thể nói riêng;
(ii ) Lựa chọn 5 lĩnh vực ưu tiên cho công cuộc cải cách trước mắt và trung hạn;
(iii) Phân tích chuyên sâu 5 lĩnh vực được lựa chọn bằng việc sử dụng phương pháp luận và các công cụ, bao gồm quy trình sơ đồ hoá, mô hình chi phí tiêu chuẩn, phân tích chi phí – lợi ích và đối thoại công – tư để xác định rào cản pháp lý trong các khu vực này; và (iv) Đề xuất khuyến nghị thực tiễn để giải quyết rào cản pháp lý và đề xuất cải cách cụ thể cho mỗi khu vực ưu tiên.[/toggle_item]

[toggle_item title=” Khảo sát nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, 2013″ active=”false”] Trong khuôn khổ Chương trình thúc đẩy Giao dịch Bảo Đảm giai đoạn 3 tại Việt Nam, IFC tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Khảo sát này là một phần trong cấu phần 3 của dư án với mục tiêu chính là thúc đẩy và cả thiện tập quán cho vay dựa vào động sản tại Việt Nam, qua đó nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các DNVVN đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Trong dự án này, MCG được giao thực hiện khảo sát tại Vietnam với nhiệm vụ chính là (i) khảo sát hơn 200 doanh nghiệp tại Việt Nam, HCM và Đà Nẵng; (ii) tổ chức 6 thảo luận nhóm tại Hà Nội và HCM; (iii) Phân tích dữ liệu và viết báo cáo cuối cùng. Hoạt động cụ thể của MCG bao gồm:

– Tiến hành nghiên cứu sơ bộ về tình hình hoạt động và số lượng các doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt tỷ lệ doanh nghiệp nữ, đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp luật và chính sách hỗ trợ phát triển DN trong nước

– Xây dựng công cụ khảo sát, gồm bảng hỏi khảo sát, hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn các cơ quan liên quan

– Phát và thu lại bảng hỏi của hơn 230 doanh nghiệp trên địa bàn ba thành phố lớn như Hà Nội, HCM, và Đà Nẵng

– Tổ chức 6 buổi thảo luận nhóm với các doanh nghiệp tại HN và HC

– Phỏng vấn 3 ngân hàng, Hiệp Hội Ngân Hàng, bốn tổ chức tín dụng vi mô/ Qũy để tìm hiểu về nguồn cung tín dụng dành cho nhóm DNVVN và phụ nữ

– Phân tích dữ liệu, viết báo cáo cuối cùng

– Trình bày kết quả khảo sát theo yêu cầu của IFC. [/toggle_item]

[toggle_item title=” Khảo sát người dân và doanh nghiệp về tình hình cải cách hành chính, 2013″ active=”false”] IFC đã cùng với Cục Kiểm soát TTHC thiết kế và xây dựng hệ thống Theo dõi và Đánh giá (M&E) để đo lường tác động của cải cách TTHC từ Đề án 30 và các chương trình cải cách khác.  Bộ công cụ này nhằm hai mục đích chính là giúp theo dõi hoạt động cải cách của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh và Bộ/ngành cũng như đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân về tiến trình cải cách thủ tục hành chính.

Trong dự án này, MCG được IFC chọn làm đơn vị Tư vấn giúp triển khai công tác khảo sát về các lĩnh vực cải cách chính gồm (i) thủ tục tự in hóa đơn đã được cải cách theo nghị định 51/2010/NĐ-CP và hướng dẫn trong thông tư 153/2010/TT-BTC, (ii) khảo sát dành cho công dân và doanh nghiệp về đánh giá tổng thể cải cách hành chính ở Việt Nam trong vài năm qua. [/toggle_item]

[toggle_item title=”Dự án Xây dựng văn bản hướng dẫn Quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội trong ngành ngân hàng (2013-2015)” active=”false”] MCG được IFC lựa chọn làm đơn vị Tư vấn hỗ trợ Ngân Hàng Nhà nước trong quá trình xây dựng bộ hướng dẫn về Quản lý rủi ro Môi trường & Xã hội cho ngành tài chính tại Việt Nam. Dự án này bao gồm việc (i) xây dựng hướng dẫn về giải quyết rủi ro MT&XH, (ii) xây dựng danh sách kiểm tra rủi ro MT&XH cho một số ngành công nghiệp chính, (iii) xây dựng chỉ số đánh giá cho quá trình triển khai hệ thống quản lý MT&XH; (iv) xây dựng bộ công cụ và (v) biểu mẫu báo cáo về QLRR MT&XH. Thêm vào đó, MCG cũng tiến hành hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực cho cho các ngân hàng thương mại nhằm giúp các ngân hàng tăng cường hệ thống quản lý MT&H. Cụ thể là MCG đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau:

– Biên soạn dự thảo sổ tay hướng dẫn Thực hiện Quản lý Rủi ro Môi trường và Xã hội lần thứ nhất có tham khảo quy định quốc gia và thực hành quốc tế tốt nhất trong lĩnh vực này, đặc biệt là Bộ tiêu chuẩn Hoạt động của IFC.

– Hỗ trợ IFC tiến hành 2 cuộc hội thảo lấy ý kiến với sự tham gia của NH Nhà Nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; HH Ngân Hàng và các ngân hàn thương mại nhằm lấy ý kiến về nội dung của Hướng dẫn Tài chính bền vững;

– Biên soạn dự thảo sổ tay hướng dẫn Thực hiện Quản lý Rủi ro Môi trường và Xã hội lần cuối;

-Xây dựng công cụ kiểm soát rủi ro MT&XH theo ngành dành cho các tổ chức tài chính trong quá trình thẩm định rủi ro MT&XH;

– Xây dựng tài liệu đào tạo về sổ tay hướng dẫn;

– Tổ chức bốn buổi hội thảo đào tạo cho các tổ chức tài chính về phương pháp thực hiện theo sổ tay MT&XH

– Trình bày trong buổi hội thảo giới thiệu Sổ tay quản lý rủi ro MT&XH do IFC và NH Nhà nước đồng tổ chức;

– Tư vấn và tham vấn cho các bên liên quan về thực hành tốt nhất, cách thức quả lý rủi ro MT&XH trong giai đoạn 6 tháng sau đào tạo ngân hàng. [/toggle_item]

[toggle_item title=” Rà soát hoạt động Quản lý Rủi ro Môi trường và Xã hội tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, 2012 ” active=”false”] Trong khuôn khổ chương trình thúc đấy phát triển môi trường bền vững, IFC hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng bộ Hướng dẫn quản lý rủi ro MT&XH cho các ngân hàng thương mại. Hướng dẫn này sẽ dựa vào các kinh nghiệm và thông lệ quốc tế, Chính sách Phát triển bền vững về môi trường và xã hội cũng như Tiêu chuẩn hoạt động của IFC và khung pháp lý về môi trường của Việt Nam. Để xây dựng thông tin nền tảng hỗ trợ nỗ lực trên, cần phải hiểu rõ mức độ nhận thức và hiểu biết của toàn ngành ngân hàng về giá trị của quản lý rủi ro MT&XH trong nghiệp vụ tín dụng cũng như tìm hiểu những khó khăn, rào cản mà các ngân hàng thương mại gặp phải trong nỗ lực xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro MT&XH. Công ty tư vấn quản lý MCG được IFC chọn làm đơn vị Tư vấn trong nước để thực hiện một khảo sát bằng thư đến tất cả các ngân hàng thương mại hoạt động tại thị trường Việt Nam và nghiên cứu sâu ở 5 ngân hàng để phân tích những việc cần làm trong quy trình và chính sách quản lý rủi ro MY&XH đối với ngành ngân hàng.

Trong dự án này, MCG có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sau:

– Nghiên cứu sơ bộ về hiện trạng MT&XH trong ngành tài chính cũng như những ngành nghề chủ yếu ở Việt Nam đã được tiến hành trước khi thực hiện khảo sát;

– Gửi bảng hỏi khảo sát đến tất cả ngân hàng thương mại tại Việt Nam dưới sự hỗ trợ của NN Nhà Nước;

– Phỏng vấn trực tiếp các ngân hàng và các tổ chức liên quan để đánh giá được năng lực của các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ trên thị trường nhằm giúp ngân hàng trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý rủi ro MT&XH;

– Phân tích dữ liệu, viết báo cáo và

– Trình bày tại các buổi hội thảo tại HN và HCM. [/toggle_item]

[toggle_item title=” Đánh giá dịch vụ đào tạo và kiểm định chất lượng về Nâng cao năng suất và tuân thủ Trách nhiệm xã hội dành cho ngành dệt may tại Việt Nam, 2012″ active=”false”] Sáng kiến Cải cách Thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam, hay còn được biết đến với tên gọi Đề Án 30, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, đóng góp to lớn vào công cuộc giảm gánh nặng và rủi ro cho người dân lẫn doanh nghiệp. IFC, với tư cách là thành viên Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC, góp phần không nhỏ vào thành công của Đề án 30. Theo yêu cầu của Cục kiểm soát TTHC, IFC tiếp tục hỗ trợ quá trình triển khai cải cách trong một số thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư – xây dựng đồng thời hỗ trợ quá trình thể chế hóa quy trình chuẩn mực cấp quốc gia về thực hiện thủ tục cấp phép ở tất cả địa phương trên cả nước. MCG được chọn làm đơn vị Tư vấn thực hiện (i) thiết kế quy trình chuẩn cho quá trình xin cấp phép xây dựng các  dự án đầu tư không điều kiện trên cả 63 tỉnh thành; (ii) xây dựng Bản đồ quy trình và Mô hình tính Chi phí Tiêu chuẩn áp dụng cho hai loại dựa án đầu tư có điều kiện như xây dựng bệnh viện và trường học; (iii) viết báo cáo nghiên cứu cơ sở và đưa ra phương án cải cách cho quy trình thực hiện hai dự án đầu tư có điều kiện là thành lập bệnh viện và trường học, đồng thời (iv) hỗ trợ việc thể chế hóa hai trình quy trình cải cách này bằng việc đề xuất Chính Phủ phê duyệt một Thông Tư. [/toggle_item]

[toggle_item title=”Dự án Cải cách thủ tục hành chính, 2010-2013″ active=”false”]Sáng kiến Cải cách Thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam, hay còn được biết đến với tên gọi Đề Án 30, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, đóng góp to lớn vào công cuộc giảm gánh nặng và rủi ro cho người dân lẫn doanh nghiệp. IFC, với tư cách là thành viên Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC, góp phần không nhỏ vào thành công của Đề án 30. Theo yêu cầu của Cục kiểm soát TTHC, IFC tiếp tục hỗ trợ quá trình triển khai cải cách trong một số thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư – xây dựng đồng thời hỗ trợ quá trình thể chế hóa quy trình chuẩn mực cấp quốc gia về thực hiện thủ tục cấp phép ở tất cả địa phương trên cả nước. MCG được chọn làm đơn vị Tư vấn thực hiện (i) thiết kế quy trình chuẩn cho quá trình xin cấp phép xây dựng các  dự án đầu tư không điều kiện trên cả 63 tỉnh thành; (ii) xây dựng Bản đồ quy trình và Mô hình tính Chi phí Tiêu chuẩn áp dụng cho hai loại dựa án đầu tư có điều kiện như xây dựng bệnh viện và trường học; (iii) viết báo cáo nghiên cứu cơ sở và đưa ra phương án cải cách cho quy trình thực hiện hai dự án đầu tư có điều kiện là thành lập bệnh viện và trường học, đồng thời (iv) hỗ trợ việc thể chế hóa hai trình quy trình cải cách này bằng việc đề xuất Chính Phủ phê duyệt một Thông Tư. [/toggle_item]

[/toggle_box]

 

 

 

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *