Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) là cơ quan chuyên môn của Chính phủ Thụy Sĩ, có nhiệm vụ đối phó với các vấn đề cốt lỗi phát sinh trong chính sách kinh tế. Mục tiêu của SECO là đảm bảo phát triển kinh tế bền vững thông qua việc thiết lập và áp dụng những quy tắc/chuẩn mực cần thiết trong điều kiện thị trường hiện tại. Tại Thụy Sĩ, SECO đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động xã hội và Chính phủ; đồng thời, cơ quan này duy trì tính cân bằng những yếu tố cơ bản (vùng miền….) trong nền kinh tế vĩ mô. Những chính sách dành cho thị trường lao động mà SECO áp dụng đã và đang giúp Thụy Sĩ giải quyết tình trạng thất nghiệp, qua đó, duy trì an sinh xã hội ổn định. SECO cũng đóng góp rất nhiều trong việc thiết lập sự công bằng, minh bạch và hiệu quả trong quy tắc thương mại toàn cầu.

[toggle_box]
[toggle_item title=”Hội thảo về những Thông lệ tốt trong Tái cấu trúc ngân hàng (2009)” active=”false”]

Chuỗi hội thảo về “Những Thông lệ tốt nhất trong Tái cấu trúc ngân hàng” được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong bốn năm. Tham gia Hội thảo có khoảng 70 quan chức cấp cao đến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các Vụ liên quan, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, các Ngân hàng thương mại Nhà nước và một số Ngân hàng Thương mại. Đặc biệt, hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng đến từ quốc gia đang phát triển, tổ chức ngân hàng hiện đại và chính sách tín dụng. Chuỗi hội thảo được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm hữu ích về tái cấu trúc ngân hàng trên thế giới và phương thức tổ chức, hoạt động ngân hàng hiện đại. Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm từ những quốc gia có điều kiện và cơ hội tương tự Việt Nam như Ba Lan, Bosnia, Hungary, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhóm Tư vấn của MCG hỗ trợ xây dựng chương trình, lựa chọn diễn giả, và chuẩn bị cho chuỗi hội thảo theo yêu cầu của SECO, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.[/toggle_item]

[toggle_item title=”Khảo sát nhu cầu tín dụng của DNNVV về công nghệ sản xuất sạch (2006)” active=”false”]

Ban thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) đang chuẩn bị thành lập Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh tại Việt Nam. Theo đó, SECO cần thực hiện một số đánh giá thông qua những nhà cung cấp dịch vụ địa phương, bao gồm khảo sát nhu cầu về công nghệ sản xuất sạch của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam. Mục tiêu của khảo sát này là nhằm: (i) Điều tra nhu cầu của các DNNVV đối với công nghệ sản xuất sạch, cụ thể là nhu cầu đầu tư vào công nghệ này; (ii) Đánh giá kiến thức của DNNVV tại Việt Nam về công nghệ sản xuất sạch, trong đó, bao gồm nhận thức về lợi ích kinh tế và môi trường của công nghệ này. Người phỏng vấn sẽ giải thích cụ thể trong trường hợp khái niệm về công nghệ sản xuất sạch chưa được biết tới hoặc chưa được hiểu một cách đầy đủ; (iii) Đánh giá mức độ quan tâm của DNNVV trong việc đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch: a) Xác định những trở ngại và biện pháp khắc phục trong đầu tư công nghệ sản xuất sách, b) Đánh giá mức chi phí sẵn sàng trả cho các dịch vụ sản xuất sạch do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam cung cấp; và (iv) Tạo dựng nguồn tài trợ vốn cho DNNVV, cụ thể trong các mối quan hệ với ngân hàng (Hợp tác với ngân hàng nào? Hình thức cấp vốn? Nếu có, nguồn vốn có nhận được trực tiếp từ ngân hàng không?)

MCG được SECO lựa chọn thực hiện khảo sát khoảng 500 DNNVV (đảm bảo thu lại 100 phản hồi hợp lệ) và 10 cuộc phỏng vấn sâu với các doanh nghiệp (và các tác nhân liên quan. Kết quả thu được sẽ được tổng hợp thành 3 nhóm chính: (i) Xác định hồ sơ và nguồn gốc của những doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch; (ii) Xác định rào cản tài chính và kỹ thuật cản trở doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch; và (iii) Tìm hiểu biện pháp giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp này. [/toggle_item]

[toggle_item title=”Hội thảo Quản trị doanh nghiệp (2006)” active=”false”]

SECO hoạt động để cải thiện khuôn khổ thể chế và tăng cường năng lực chuyên môn của các tổ chức tài chính Nhà nước và tư nhân chính, thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi. SECO hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính thông qua việc kết hợp của các chương trình hỗ trợ kỹ thuật song – đa phương, cũng như vai trò của tổ chức này trong xây dựng tổ chức và tham gia các diễn đàn thảo luận và đối thoại chính sách quốc tế. Hỗ trợ song phương giúp phát triển hệ thống tài chính quốc gia được đề xuất cho một số lượng nhất định các quốc gia được ưu tiên chọn lựa, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh này, SECO đã phát triển các chương trình hỗ trợ việc hiện đại hoá ngành tài chính Việt Nam. Trong số những hoạt động hiện tại của SECO, có một số công việc liên quan đến hai dự án cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam. Đối với những dự án này, SECO đã lựa chọn MCG là đơn vị tư vấn hỗ trợ thực hiện.

MCG hỗ trợ SECO, Đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và các đối tác khác triển khai và thực hiện dự án theo các yêu cầu SECO đề ra. Cụ thể: (i) Lập kế hoạch, chuẩn bị và tổ chức 02 hội thảo (1 ngày) về quản trị doanh nghiệp, vào tháng 9/2006 tại Hà Nội và TP HCM; và (ii) Thiết kế dự án, lập kế hoạch và chuẩn bị cho chương trình đào tạo dài hạn sẽ diễn ra trong năm 2007 và 2008 cho các nhân viên của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam. [/toggle_item]

[toggle_item title=”Rà soát Ngân hàng MHB – Mekong Housing Bank (2003)” active=”false”]

Trong nhiều năm qua, SECO đã và đang hỗ trợ hệ thống các ngân hàng nội địa và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông qua Cam kết Hỗ trợ Kỹ thuật. Cụ thể, SECO hỗ trợ Uỷ ban Chỉ đạo Tái cấu trúc ngân hàng của NHNN trong các hoạt động: (a) tổ chức hội thảo chính sách và diễn đàn thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng cho các chuyên viên Chính phủ cấp cao; đồng thời, (b) thiết kế mô hình xử lý nợ xấu cho một trong số những ngân hàng địa phương. MCG đã hỗ trợ Đối tác chiến lược SECO trong các dự án tài chính để chuẩn bị cho hai dự án chính và tiến hành rà soát Ngân hàng MBH (Mekong Housing Bank). SECO đã lựa chọn nhóm các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm để thực hiện Rà soát ngân hàng MHB trong tháng 10/2003. Nhóm Tư vấn gồm 05 chuyên gia nước ngoài và 04 tư vấn trong nước đã đến ngân hàng MHB trong tuần đầu tháng 11, làm việc với ngân hàng trong hơn 1 tháng và hoàn thành báo cáo vào tháng 1/2004. Mục đích của việc rà soát này là nghiên cứu chi tiết ngân hàng MHB và xác định phương thức quản lý, tổ chức và các lĩnh vực hoạt động chính có thể cải thiện. Cụ thể, nhóm tư vấn đã tiến hành họp với ban giám đốc, lãnh đạo cấp cao và các thành viên trong ban lãnh đạo cũng như nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia cũng tới thăm một số công trình dự án do MHB tài trợ và phỏng vấn lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng, đồng thời, rà soát hoạt động những chi nhánh này.

Các chuyên gia tư vấn của MCG tham gia hỗ trợ nhóm tư vấn ngân hàng thực hiện rà soát Ngân hàng MHB tại Việt Nam. Nhóm tư vấn đã tiến hành rà soát tập trung những hoạt động chọn lọc của ngân hàng, bao gồm quản lý chiến lược và lập kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, chính sách tín dụng và quản lý hồ sơ, chiến lược công nghệ – thông tin và phát triển mạng lưới. [/toggle_item]

[/toggle_box]

 

Add Your Comments

Your email address will not be published.