Chìa khóa của việc tạo dựng quan hệ

“Tôi không thích xây dựng quan hệ” – Chúng ta nghe thấy điều này ở khăp nơi, từ những cán bộ cấp cao, những chuyên gia đầu ngành hay đến cả những cậu sinh viên trên ghế nhà trường. Họ cho rằng việc tạo dựng các mối quan hệ làm họ cảm thấy không thoải mái và khá giả tạo.

learn to love networkingThế nhưng trong xã hội ngày nay, tạo dựng quan hệ thực sự cần thiết. Có hàng núi nghiên cứu chỉ ra rằng những hội nhóm chuyên môn sẽ đem tới nhiều cơ hội nghề nghiệp và kinh doanh hơn cũng như lượng kiến thức sâu rộng hơn. Tạp lập và duy trì những mối quan hệ xã hội như thế sẽ giúp nâng cao hiệu quả và sự thỏa mãn trong công việc.

Khi nghiên cứu 165 luật sư tại một công ty luật ở Nam Mỹ, chúng tôi phát hiện ra rằng thành công của từng người họ phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tương tác hiệu quả cả trong nội bộ (gây dựng niềm tin và được giao phụ trách những khách hàng tiềm năng) và bên ngoài (mang về nhiều cơ hội kinh doanh cho công ty). Những người cảm thấy khó chịu và lảng tránh việc tạo dựng các mối quan hệ thường gặt hái được ít thành công hơn những đồng nghiệp của họ.

Thật may là những nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy sự khó chịu hay ác cảm với việc tạo dựng quan hệ xã hội có thể thay đổi được. Dưới đây là 4 cách để thay đổi những suy nghĩ đó:

  1. Tập trung vào việc học hỏi

Phần lớn chúng ta có những tư tưởng chủ đạo chi phối – điều mà các nhà tâm lý học ám chỉ là tư tưởng “tích cực” hay “đề phòng”. Nhiều người chỉ đơn giản nghĩ về sự phát triển hay thành quả mà việc tạo dựng quan hệ mang lại trong khi đó những người khác lại cho rằng họ bị ép buộc họ phải tham gia vì một lý do nào đó.

Trong những thí nghiệm thực hiện tại Mỹ và Ý với sinh viên và cả những người đang đi làm, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều luồng suy nghĩ. Những người có tư tưởng “tích cực” luôn thích thú với việc tạo dựng các mối quan hệ vì họ thực sự muốn và làm điều đó với sự hào hứng, tò mò và rất cởi mở về những khả năng có thể mở ra. Những người có tư tưởng “đề phòng” lại cho đó như một điều gì sai trái và khá giả tạo vì thế họ không thường xuyên làm điều đó; kết quả là họ thường không thể hiện được nhiều trong nhiều mặt của công việc.

640_learnfromothersTrong một nghiên cứu của mình, Carol Dweck (ĐH Stanford) chỉ ra rằng việc thay đổi tư tưởng từ “đề phòng” sang “tích cực” là hoàn toàn có thể khi bạn nhìn nhận rằng việc tạo dựng mối quan hệ như là một cơ hội để khám phá và học hỏi. Thông thường, nếu là một người hướng nội, bạn sẽ không thể dễ dàng trở nên hướng ngoại tuy nhiên mỗi người đều có thể chọn cho mình tâm thế khi tạo dựng mối quan hệ đó. Hãy tập trung vào mặt tích cực, nghĩ xem điều đó sẽ giúp gì được bạn trong việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cần có trong công việc, nhờ đó việc tạo dựng quan hệ sẽ trở nên có ý nghĩa hơn.

  1. Chia sẻ những mối quan tâm chung

Bước tiếp theo khiến việc tạo dựng quan hệ thoải mái hơn là nghĩ xem những mối quan tâm và mục tiêu của bạn sẽ phù hợp với những người mà bạn sẽ gặp như thế nào, điều đó có giúp bạn làm cho những mối quan hệ công việc trở nên có ý nghĩa hơn không. Nhiều nghiên cứu về tâm lý học xã hội chỉ ra rằng nhiều người chỉ có thể tạo dựng được những mối liên kết cộng hưởng lâu dài khi họ làm việc cùng nhau trong những nhiệm vụ đòi hỏi đóng góp không nhỏ từ đối tác. Thực tế, chúng tôi cũng có một nghiên cứu chỉ ra rằng “sự phụ thuộc lẫn nhau trong công việc” là một trong những nguồn năng lượng tích cực lớn nhất của các mối quan hệ công việc.

Khi mối quan hệ được gây dựng dựa trên cơ sở của sự thấu hiểu và hợp tác, nó sẽ đáng tin cậy và có ý nghĩa hơn rất nhiều.

  1. Nghĩ nhiều hơn về những gì mà bạn có thể cho đi

Kể cả khi không thể chia sẻ mối quan tâm với ai, bạn rõ ràng vẫn có thể tìm thấy những điều có ích để chia sẻ. Đương nhiên việc đó không hề dễ dàng. Nhiều người cảm thấy e ngại, rụt rè vì là họ là người mới trong các tổ chức, thuộc nhóm thiểu số, hay bất cứ lý do gì khác thường tin rằng họ có quá ít thứ để có thể cho đi và vì thế họ thường không thích giao tiếp xã hội, kể cả khi họ là những người có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ việc đó.

knowledge sharingVấn đề này được nhận thấy từ nghiên cứu thực hiện tại công ty luật được đề cập phía trên với nhiều nhóm khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau. Những người có chức vụ cao hơn tỏ ra khá thoải mái với việc giao tiếp, tạo dựng quan hệ hơn những nhân viên mới thường là vì họ là những người chức tước cao trong tổ chức. Điều đó khá hợp lý. Khi người ta tin rằng mình có nhiều thứ để cho đi (những lời khuyên có ích, sự định hướng công việc, phương pháp tiếp cận và những nguồn lực), việc tạo dựng quan hệ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, kể cả những người có ít quyền lực hơn vẫn có nhiều hơn những thứ mà họ có thể cho đi hơn họ tưởng. Trong cuốn Influence Without Authority, Allan Cohen và David Bradford cho rằng phần lớn con người tỏ ra họ suy nghĩ khá hạn hẹp về những thứ mà họ có, những thứ có thể được người khác đánh giá cao. Họ tập trung vào những thứ hữu hình và liên quan đến công việc như tiền, các mối quan hệ xã hội, kỹ năng và thông tin trong khi lại phớt lờ những “tài sản” khó nhận ra hơn như sự biết ơn hay sự thừa nhận. Lòng biết ơn càng chân thành, nó càng đáng giá. Một chuyên gia trẻ chia sẻ rằng khi bước sang tuổi 30, cô đã gửi thư tới 30 người có đóng góp không nhỏ tới sự nghiệp của mình, trong đó cô cảm ơn và chỉ ra họ đã từng bước giúp đỡ cô như thế nào trong suốt chằng đường vừa qua. Những người nhận được lá thư này đương nhiên đánh giá rất cao hành động của cô gái trẻ.

Không những thế, người trẻ thường có những khả năng tiềm ẩn hoặc kiến thức độc đáo có thể trở nên hữu ích với những người khác. Họ sẽ nhanh nhạy với những làn gió mới, những thay đổi hay công nghệ mới hơn các đồng nghiệp lớn tuổi. Vì thế thay vì nghĩ về những gì bạn có thể nhận được, hãy cứ cho đi, việc tạo dựng quan hệ đáng để bạn dành nhiều thời gian hơn.

  1. Tìm kiếm mục đích lớn hơn

Một yếu tố khác ảnh hưởng tới sự quan tâm và hiệu quả của việc tạo dựng quan hệ là mục tiêu ban đầu mà bạn hướng tới khi làm điều đó. Tại công ty luật bên trên, chúng tôi nhận ra rằng những luật sư tập trung vào những lợi ích của việc tạo ra kết nối (“hỗ trợ công ty” và “giúp đỡ khách hàng”) cảm thấy thoải mái hơn khi gây dựng các mối quan hệ hơn những người khác (những người tập trung vào sự nghiệp cá nhân); họ tỏ ra hứng thú với việc kết nối và thường tạo ra nhiều của cải hơn.

Bất cứ công việc nào cũng trở nên hấp dẫn hơn khi nó được gắn với một mục tiêu cao hơn, vì thế hãy gắn chặt việc tạo dựng quan hệ của bạn với nguyên tắc này.

Nhiều người trong chúng ta có những tư tưởng khá mâu thuẫn trong việc tạo dựng quan hệ nhưng điều này lại đóng vai trò lớn tới sự thành công của chúng ta. Bằng cách thay đổi tư duy, nhận ra và chia sẻ những mối quan tâm chung, nghĩ về những gì mà bạn có thể cho đi và thúc đẩy bản thân bằng những mục tiêu cao hơn, bạn sẽ nhận ra rằng việc tạo dựng quan hệ không hề tẻ nhạt, khó chịu hay giả tạo.

Tác giả: Tiziana Casciaro, Francesca Gino và Maryam Kouchaki

Nguồn: HBR.com

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published.