Nguyên tắc 4C trong quản trị nguồn nhân lực

Những ai quan tâm đến ngành kim cương chắc hẳn sẽ không xa lạ với tiêu chuẩn 4C để đánh giá mặt hàng đá quý cao cấp này. Đó là viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Clarity (độ trong suốt), Color (màu sắc), Cut (góc cắt) và Carat (trọng lượng).

Tương tự, trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, cũng có bốn nguyên tắc cơ bản được tóm gọn thành 4C là Communication (truyền thông), Clarification (rõ ràng), Commitment (sự cam kết) và Credibility (sự tín nhiệm).

  1. Truyền thông (Communication)

Trước tiên, dù cho đóng vai trò tuyển dụng, phụ trách vấn đề lương – phúc lợi hay chịu trách nhiệm tư vấn quản lý nhân sự thì các nhà quản trị đều phải quan tâm đến cách thức truyền đạt thông tin của mình đến đồng nghiệp, nhân viên dưới cấp và Ban Giám đốc.

Khi truyền đi một thông điệp, nhà quản trị nguồn nhân lực cần đảm bảo rằng những người chịu ảnh hưởng bởi thông điệp đó có thể hiểu được hết ý nghĩa và nắm bắt chắc chắn nhiệm vụ của mình. Bởi, việc hiểu nhầm có thể dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn.

mcg_4c

  1. Sự rõ ràng (Clarification)

Sự rõ ràng là nguyên tắc thứ hai mà các nhà quản trị nhân sự phải luôn ghi nhớ, nhất là trong công tác tuyển dụng.

Các giám đốc phụ trách tuyển dụng có thể nêu những ý kiến trái ngược nhau về các tiêu chuẩn mà một ứng viên cần có cho một vị trí nào đó. Do đó, để đi đến thống nhất, họ phải trao đổi kỹ với nhau trước khi tuyển dụng. Sự rõ ràng là một nguyên tắc hàng đầu trước khi phỏng vấn nhằm nâng cao hiệu quả của việc này và giúp những người phỏng vấn thu thập được các thông tin thích hợp về ứng viên. Tương tự vậy, sau khi tuyển dụng, nhà lãnh đạo cũng cần phân công công việc rõ ràng, vạch rõ cho nhân viên đâu là quyền lợi, quyền hạn và nhiệm vụ của họ.

  1. Sự cam kết (Commitment)

Nguyên tắc Commitment cần được thể hiện rõ nhất trong các vấn đề về phúc lợi hay những lời hứa nhằm tạo ra sự tôn trọng và tin tưởng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều người trẻ năng động, kiến thức và kỹ năng rất tốt, muốn giữ chân họ lâu dài thì phải tạo cơ hội để họ được học hỏi và thăng tiến. Các công ty nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp, định hướng cho người lao động biết công ty muốn gì, đang hướng tới những giá trị nào. Ngoài đáp ứng nhu cầu vật chất, công ty cũng cần quan tâm chăm lo nhu cầu tinh thần của người lao động.

Và một khi đã cam kết mang lại những giá trị tốt nhất cho nhân viên, các chuyên viên quản trị nhân sự sẽ phải thực sự nghiêm túc xử lý các vấn đề liên quan.

  1. Sự tín nhiệm (Credibility)

Bộ phận quản trị nguồn nhân lực thường bị các bộ phận khác trong doanh nghiệp cho rằng hay nói: “Không” để đối phó với thắc mắc của nhân viên mà không chịu khó giải thích cụ thể. Để giữ gìn tín nhiệm của mình và của toàn doanh nghiệp, các chuyên viên quản trị nguồn nhân lực phải dành thời gian để thông báo, hướng dẫn và giải thích thấu đáo các chính sách liên quan cho nhân viên.

Đương nhiên, nguyên tắc 4C trong quản trị nguồn nhân lực chỉ là một phần rất nhỏ giúp bạn định hướng trong công tác quản trị con người. Học viện Phát triển Nguồn nhân lực MCG với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chuyên tư vấn quản lý, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn quản lý dự án. Đăng kí email dưới đây để nhận những thông tin mới nhất đến từ MCG.

Bài viết có tham khảo thêm tư liệu từ báo Doanh nhân Sài Gòn

Share

Add Your Comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *