Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha (SRC) xuất hiện tại Việt Nam kể từ tháng 6 năm 2002. Trong những năm vừa qua, SRC cùng đối tác của mình là Hội chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC) đã cùng nhau xây dựng những dự án lớn, triển khai tại hơn 10 tỉnh thành cả nước, đa số là tập trung vào các phương án phòng chống thiên tai cho cộng đồng, cứu trợ nhân đạo, phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các đoàn thể, đào tạo và tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn, con em thương binh liệt sỹ v.v.

[toggle_box]
[toggle_item title=”Đánh giá giữa kỳ Dự án 10-CO1-037  “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế, xã hội và việc làm cho người khuyết tật tại các khu vực can thiệp dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Phát triển Tây Ban Nha tại Việt Nam” (2012 – 2013)” active=”true”]

Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha (SRC) đã có mặt tại Việt Nam từ tháng 6 năm 2002. SRC và đối tác trong nước – Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC) đã cùng phối hợp xây dựng các dự án phát triển tại hơn mười tỉnh, tập trung vào phòng chống thiên tai với sự giúp đỡ từ cộng đồng, viện trợ nhân đạo và phục hồi kinh tế, hỗ trợ thể chế, đào tạo và việc làm cho các nhóm dễ bị tổn thương. Từ năm 2003 đến 2005, hai bên đã xây dựng một dự án phát triển để hỗ trợ cho 950 NKT thông qua đào tạo nghề và các chương trình tín dụng vi mô (quỹ quay vòng vốn) và tạo ra các nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều kinh nghiệm giá trị đã được tiếp thu và góp phần hỗ trợ tăng cường hòa nhập xã hội của người hưởng lợi. Hơn nữa, dự án đã mang lại cho Hội CĐT Việt Nam những kiến thức cơ bản và các công cụ để xây dựng Kế hoạch việc làm cho NKT và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Kế hoạch việc làm này đã được thực hiện từ đầu năm 2006 đến tháng 12/2007 dưới sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Phát triển Tây Ban Nha (AECID).
Năm 2009, SRC đã thực hiện một nghiên cứu nội bộ đánh giá hiện trạng thị trường lao động Việt Nam đối với các nhóm dễ bị tổn thương và các tổ chức có tuyển dụng và định hướng tuyển dụng lao động là người thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Thông qua những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu kể trên, Dự án 10-CO1-037: “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế, xã hội và việc làm cho người khuyết tật tại các khu vực can thiệp dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Phát triển Tây Ban Nha tại Việt Nam” do AECID tài trợ bởi đã được khởi động vào tháng 10/2010. Dự án do Hội CTĐ Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của SRC tại sáu huyện của hai tỉnh Lâm Đồng và Hưng Yên.
Dự án kéo dài bốn năm (từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2014) và nhằm mục đích góp phần giảm thiểu sự tổn thương của những NKT tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của dự án là tăng cường sự hòa nhập kinh tế – xã hội và việc làm của NKT tại các vùng can thiệp sau bốn năm.

MCG đã được lựa chon để thực hiện đánh giá cải thiện hội nhập kinh tế-xã hội và thị trường lao động của người khuyết tật trong các lĩnh vực can thiệp của Dự án sau 4 năm. Các đánh giá bao gồm 3 giai đoạn với kết quả như sau: : 1) Cải thiện việc làm của NKT phù hợp với khả năng và nguyện vọng của NKT tại các vùng dự án sau bốn năm; 2) Cải thiện nhận thức và sự tham gia của các bên liên quan trong việc hỗ trợ hòa nhập xã hội – việc làm  của NKT tại Việt Nam; và 3) Nâng cao năng lực của Hội CTĐ Việt Nam trong việc hỗ trợ hòa nhập xã hội –  việc làm của NKT tại Việt Nam[/toggle_item]
[/toggle_box]

[toggle_box]
[toggle_item title=”SRC Training – Đào tạo về nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích dữ liệu cho nghiên cứu cơ sở do SRC và VNRC tài trợ (2010) ” active=”true”]

SRC và VNRC đã thực hiện dự án trong 4 năm có tên gọi “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế, xã hội và việc làm cho người khuyết tật trong khu vực can thiệp của Cơ quan Hợp tác đầu tư phát triển Tây Ban Nha tại Việt Nam”. Để chuẩn cho quá trình thực hiện dự án tại hai tỉnh Hưng Yên và Lâm Đồng, VNRC và SRC đã tiến hành nghiên cứu cơ sở tại 3 huyện được lựa chọn ở mỗi tỉnh.
MCG được lựa chọn để cung cấp các khóa đào tạo về thiết kế thu thập và xử lý dữ liệu cho cán bộ của SRC và VNRC. Khóa đào tạo cho phép SRC và VNRC thiết lập cơ sở dữ liệu của các đối tượng thụ hưởng tiềm năng trong vùng dự án. – Trong khuôn khổ dự án này, một khóa học đào tạo về thiết kế thu thập và xử lý dữ liệu cho cuộc điều tra cơ bản đã được tổ chức từ ngày 17 – 19 tháng 5 năm 2010. Khóa đào tạo được tổ chức nhằm huấn luyện cho nhân viên SRC và VNRC về kỹ năng lập kế hoạch khảo sát, thu thập thông tin và dữ liệu đầu vào. MCG được lựa chọn để cung cấp các khóa học trên. Đội ngũ tư vấn của MCG đóng vai trò giảng viên chính và trợ giảng.

MCG được lựa chọn để cung cấp các khóa đào tạo về thiết kế thu thập và xử lý dữ liệu cho cán bộ của SRC và VNRC. Khóa đào tạo cho phép SRC và VNRC thiết lập cơ sở dữ liệu của các đối tượng thụ hưởng tiềm năng trong vùng dự án. – Trong khuôn khổ dự án này, một khóa học đào tạo về thiết kế thu thập và xử lý dữ liệu cho cuộc điều tra cơ bản đã được tổ chức từ ngày 17 – 19 tháng 5 năm 2010. Khóa đào tạo được tổ chức nhằm huấn luyện cho nhân viên SRC và VNRC về kỹ năng lập kế hoạch khảo sát, thu thập thông tin và dữ liệu đầu vào. MCG được lựa chọn để cung cấp các khóa học trên. Đội ngũ tư vấn của MCG đóng vai trò giảng viên chính và trợ giảng.[/toggle_item]
[/toggle_box]

[toggle_box]
[toggle_item title=”SRC Evaluation (Project Evaluation) – Đánh giá hiệu quả dự án (2008)” active=”true”]

SRC và VNRC đã thực hiện dự án “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế, xã hội và việc làm cho người khuyết tật tại Hòa Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Lâm Đồng”.
Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha (SRC) đã chọn MCG để thực hiện: (i) Đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của chương trình; (ii) Rút ra các bài học kinh nghiệm; (iii) Xác định những đóng góp của chương trình tuyển dụng của VNRC-SRC vào việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo. Trong nhiệm vụ này, MCG tập trung vào thực hiện: (i) Đánh giá quá trình thực hiện dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; (ii) Đánh giá mức độ phù hợp giữa những biện pháp can thiệp, đào tạo của dự án với điều kiện của địa phương; (iii) Rút ra bài học về phương pháp đào tạo và tuyển dụng; (iv) Đánh giá hiệu quả bộ máy vận hành của dự án; (v) Đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa VNRC và Bộ lao đông thương binh xã hội và các đối tác khác; (vi) Đánh giá kết quả đạt được và những điểm cần cải thiện.

Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha (SRC) đã chọn MCG để thực hiện: (i) Đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của chương trình; (ii) Rút ra các bài học kinh nghiệm; (iii) Xác định những đóng góp của chương trình tuyển dụng của VNRC-SRC vào việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo. Trong nhiệm vụ này, MCG tập trung vào thực hiện: (i) Đánh giá quá trình thực hiện dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; (ii) Đánh giá mức độ phù hợp giữa những biện pháp can thiệp, đào tạo của dự án với điều kiện của địa phương; (iii) Rút ra bài học về phương pháp đào tạo và tuyển dụng; (iv) Đánh giá hiệu quả bộ máy vận hành của dự án; (v) Đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa VNRC và Bộ lao đông thương binh xã hội và các đối tác khác; (vi) Đánh giá kết quả đạt được và những điểm cần cải thiện.

[/toggle_item]
[/toggle_box]

[toggle_box]
[toggle_item title=”SRC-VNRC HRM – Xây dựng bộ cẩm nang đào tạo (2007) ” active=”true”]

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện dự án 8 tháng về “Việc làm cho người khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương ở Lâm Đồng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình”. Dự án này do Cơ quan Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECI) hỗ trợ. Nhà tài trợ AECI cũng đồng tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án này, từ năm 2007-2010 và được triển khai tại 03 tỉnh là Lâm Đồng, Quảng Ninh và Hòa Bình. Mục tiêu chính của dự án là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm người dễ bị tổn thương, cụ thể người khuyết tật, dân tộc thiểu số và phụ nữ gia nhập thị trường lao động.

MCG đã được lựa chọn để xây dựng cẩm nang hướng dẫn thân thiện với người dùng cho cán bộ cộng đồng của Hội chữ thập đỏ Việt Nam và nhân viên của các tổ chức có cùng mối quan tâm. Cẩm nang bao gồm ba phần: (i) Đào tạo trước khi tìm việc làm cho người hưởng lợi (người khuyết tật, phụ nữ nghèo và dân tộc thiểu số), (ii) Định hướng việc làm cho người hưởng lợi và (iii) Hoạt động trung gian việc làm

[/toggle_item]

[/toggle_box]

Add Your Comments

Your email address will not be published.